Cách nêm 7 loại gia vị thường ngày chuẩn như đầu bếp

Cách nêm 7 loại gia vị thường ngày chuẩn như đầu bếp

Nếu bạn không biết cách nêm gia vị chuẩn sẽ có thể nêm quá nhiều hay nêm không đúng lúc. Điều này có thể gây biến chất món ăn, không giữ được dinh dưỡng của thực phẩm mà còn có hại cho sức khỏe.

Cách nêm gia vị - Muối

- Với món canh: Bạn nên đợi thịt, cá tiết hết chất ngọt rồi mới nêm muối và nên nêm khi canh vừa sôi.

- Với món kho và chiên: Bạn nên ướp muối tất cả nguyên liệu trước khi nấu để không làm giảm độ ngọt tự nhiên của thịt, cá.

- Với món luộc: Khi nước vừa sôi, cho vài hạt muối vào nước rồi mới cho rau củ vào luộc sẽ giúp giữ rau xanh, không bị thâm đen.

- Với các món xào: Bạn nên cho muối vào dầu ăn và đợi khoảng 1 phút rồi mới cho thực phẩm vào xào để loại bỏ được phần lớn độc tố trong muối.

Cách nêm gia vị - Đường

Đường rất dễ cháy ở nhiệt độ cao và tạo ra độc tố có hại cho sức khỏe. Bởi vậy, bạn không nên đun đường ở nhiệt độ cao.

Cũng không nên nêm đường khi thức ăn gần chín, vì đường sẽ tan lâu và làm món ăn bị ngọt hơn so với bình thường.

Với món kho, nên ướp đường vào nguyên liệu cho ngấm và đường nên được hòa với nước sôi trước khi kho thịt hay cá. Nên đun lửa nhỏ để món ăn không bị khét cạn.

Với món canh cần nêm đường, tốt nhất nên nêm khi nước vừa sôi và món ăn sắp chín.

cách nêm gia vị

Cách nêm gia vị - Bột ngọt

Lạm dụng bột ngọt trong nấu nướng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như mất trí nhớ hay chứng đau nửa đầu. Thậm chí có nhiều người bị dị ứng với bột ngọt có thể gặp nguy hiểm nếu ăn phải món có nêm bột ngọt.

Không nên dùng bột ngọt để tẩm ướp nguyên liệu. Cũng không được cho vào thức ăn lúc lửa to, gây phân hủy thành các chất độc hại.

Bột ngọt chỉ nên cho lúc thức ăn đã chín, chuẩn bị tắt bếp hay vừa tắt bếp xong. Với các món trộn, nộm, gỏi, nên hòa tan trước với nước mắm hay nước lọc rồi mới đổ vào.

cách nêm gia vị

Cách nêm gia vị - Hạt nêm

Hạt nêm có thể dùng để ướp nguyên liệu hay nấu ăn đều được. Tuy nhiên, cần lưu ý là không nên cho hạt nêm vào món ăn sau khi đã chín vì hạt nêm không tan được sẽ làm món ăn có mùi của hạt nêm rất đậm.

Nên dùng hạt nêm để ướp thực phẩm trong quá trình sơ chế và cho vào món ăn trong qua trình chế biến.

cách nêm gia vị

Cách nêm gia vị - Nước mắm

Với các món canh, súp hay cháo, nên nêm một ít nước mắm khi món ăn đã chín và tắt bếp ngay sau đó để tránh món ăn bị mất dinh dưỡng và có vị chua. 

Chỉ nên ướp thực phẩm với nước mắm trước khi chế biến dưới 30 phút, ướp lâu sẽ mất ngon. Với các món ăn cần ướp lâu như món nướng, đút lò thì không nên ướp với nước mắm.

cách nêm gia vị

Cách nêm gia vị - Hạt tiêu

Nên nêm hạt tiêu khi thức ăn vừa chín hoặc rắc lên bề mặt món ăn khi dọn ra sẽ thơm và ngon hơn. Vì hạt tiêu ở nhiệt độ cao sẽ mất hết mùi thơm.

Cũng không nên dùng tiêu xay ướp thực phẩm vì tiêu xay có thể biến thành chất độc có hại cho sức khỏe. Tiêu hạt tươi nên cho ngay khi bắt đầu chế biến các món canh, hầm, tiềm.

cách nêm gia vị

Cách nêm gia vị - Giấm

Nên cho giấm vào món ăn ngay lúc bắt đầu chế biến hoặc khi đã chế biến xong.

Không nên cho vào lúc đang chế biến vì hương vị của giấm sẽ át mùi món ăn. Cho giấm vào món ăn khi đang ở nhiệt độ cao cũng sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng của món ăn đó.

Nên cho giấm vào các món xào chua ngọt sau khi món ăn đã chín sẽ ngon hơn.

cách nêm gia vị

Cách nêm gia vị khác

Những món ăn có chất tanh như cá, tôm, hải sản... nên sử dụng ớt (ớt tươi, ớt khô, ớt bột) hoặc gừng để khử mùi tanh.

Thịt gà, vịt thường kết hợp với gừng. Thịt heo thường kết hợp với hành. Thịt bò thường kết hợp với tỏi...

cách nêm gia vị

Các bạn có thể xem thêm nhiều bí quyết nấu ăn bổ ích khác trên 5Foods.vn nhé. Chúc các bạn thành công!

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

+ 200

Thực đơn đa dạng

+ 300

Khách hàng mỗi ngày

+ 7

năm kinh nghiệm